Sau khi tham vấn trực tiếp với luật sư Trần Thị Hiền tại LAVN LAW FIRM, chúng tôi xin chia sẻ những thông tin quan trọng về giấy phép lao động trong bài viết này.
I. Giấy phép lao động là gì?
Giấy phép lao động
là một loại giấy tờ pháp lý do cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp cho người
lao động nước ngoài, cho phép họ làm việc tại Việt Nam trong một khoảng thời
gian nhất định. Đây là một trong những yêu cầu pháp lý quan trọng mà người lao
động nước ngoài cần đáp ứng để có thể hợp pháp làm việc tại Việt Nam.
Theo
Khoản 12 Điều 34 Bộ Luật Lao động năm 2019:
"Giấy phép lao động hết hiệu lực
đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định
tại Điều 156 của Bộ luật này"
Như vậy, giấy phép lao động được hiểu là loại giấy tờ do cơ quan nhà nước Việt Nam cấp cho người nước ngoài, cho phép người đó làm việc tại Việt Nam. Việc xin giấy phép lao động là hết sức cần thiết, nó là điều kiện tiên quyết để hợp đồng lao động với người nước ngoài có hiệu lực pháp lý. Việc xin giấy phép lao động không chỉ đảm bảo quyền lợi của người lao động, tránh rủi ro bị xử phạt cho người sử dụng lao động; mà đây còn là giấy tờ không thể thiếu để người nước ngoài có thể xin visa/thẻ tạm trú để cư trú tại Việt Nam trong thời gian dài, đồng thời bảo lãnh người thân đến sinh sống một cách hợp pháp tại Việt Nam.
II. Văn bản pháp luật hướng dẫn xin
giấy phép lao động
Các văn bản pháp luật hiện hành quy định về vấn đề xin giấy phép
lao động cho người nước ngoài gồm có:
- Bộ Luật Lao động 2019: Là văn bản cơ bản quy định về các quyền
và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động, cũng như các quy trình,
thủ tục liên quan đến lao động.
- Nghị định 152/2020/NĐ-CP về việc quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam: Là văn bản hướng dẫn cụ thể về quy trình, thủ tục, hồ sơ xin cấp giấy phép lao động và quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Các văn bản pháp luật trên đều hướng dẫn rõ ràng về điều kiện, thủ tục và hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam.
III. Đối tượng được cấp GPLĐ và người
chịu trách nhiệm xin cấp GPLĐ
1. Đối tượng được cấp giấy phép lao động
Người
lao động: Là công dân nước ngoài có mong muốn làm việc tại Việt Nam và đáp ứng
được các yêu cầu về điều kiện lao động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 2, Nghị định 152/2020/NĐ-CP, người lao động nước ngoài được làm việc
tại Việt Nam với các công việc và vị trí như sau: Thực hiện hợp đồng lao động; Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp; Thực
hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân
hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề
nghiệp và y tế; Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng; Chào bán dịch vụ; Làm việc
cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt
động theo quy định của pháp luật Việt Nam;Tình nguyện viên; Người chịu trách
nhiệm thành lập hiện diện thương mại; Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên
gia, lao động kỹ thuật; Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam;
2. Người sử dụng lao động người lao động nước ngoài
Dựa trên khoản 2 Điều 2 của Nghị định 152/2020/NĐ-CP, người sử dụng
người lao động nước ngoài bao gồm:
a)
Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hoặc theo điều ước
quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b)
Nhà thầu tham dự thầu, thực hiện hợp đồng;
c)
Văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức được cơ quan
có thẩm quyền cấp phép thành lập;
d)
Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính
trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
đ)
Tổ chức phi chính phủ nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy
đăng ký theo quy định của pháp luật Việt Nam;
e)
Tổ chức sự nghiệp, cơ sở giáo dục được thành lập theo quy định của pháp luật;
g)
Tổ chức quốc tế, văn phòng của dự án nước ngoài tại Việt Nam; cơ quan, tổ chức
do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, ngành cho phép thành lập và hoạt động
theo quy định của pháp luật;
h)
Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh
hoặc của nhà thầu nước ngoài được đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật;
i)
Tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
k)
Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
l)
Hộ kinh doanh, cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Trong đó, tại Điều 11 Nghị định 152/2020/NĐ-CP có nêu ra như
sau:
Điều 11. Trình tự cấp
giấy phép lao động
…
a)
Người sử dụng lao động đối với trường hợp người lao động nước ngoài làm việc
theo hình thức quy định tại điểm a, b, e, g, i và k khoản 1 Điều 2 Nghị định
này;
b)
Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam hoặc tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài
hoạt động tại Việt Nam mà người lao động nước ngoài đến làm việc theo hình thức
quy định tại điểm c và d khoản 1 Điều 2 Nghị định này;
c)
Người lao động nước ngoài vào Việt Nam để chào bán dịch vụ, người chịu trách
nhiệm thành lập hiện diện thương mại theo hình thức quy định tại điểm đ và h
khoản 1 Điều 2 Nghị định này.
…
Sau khi tham vấn luật sư Trần Thị Hiền
tại LAVN, dựa trên nội dung của Điều 11, Nghị định 152/2020/NĐ-CP, chúng tôi có
thể phân tích mối liên hệ giữa người lao động nước ngoài và người sử dụng lao động
nước ngoài tương ứng với hình thức như sau:
a)
Trong trường hợp người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức quy định tại
điểm a, b, e, g, i và k khoản 1 Điều 2 Nghị định này, người sử dụng lao động là
doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn,
sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận. Đây là các hình thức
lao động thông thường trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.
b) Đối với hình thức lao động quy định
tại điểm c và d khoản 1 Điều 2, người sử dụng lao động là cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp Việt Nam hoặc tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt
Nam. Đây là các trường hợp lao động nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam theo hợp
đồng lao động, hợp đồng dịch vụ hoặc chuyên gia trong các dự án, hợp tác kinh tế,
văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật.
c) Hình thức lao động quy định tại điểm đ và h khoản 1 Điều 2 liên quan đến người lao động nước ngoài vào Việt Nam để chào bán dịch vụ, người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại. Trong trường hợp này, người lao động nước ngoài không được coi là nhân viên của bất kỳ tổ chức nào ở Việt Nam mà chỉ là người chịu trách nhiệm cung cấp
Các hình thức người lao động ngước ngoài
làm việc tại VN
Tuy nhiên, thực tế chỉ có trường hợp
làm việc theo hợp đồng lao động cho một công ty Việt Nam (điểm a) được thực hiện.
Đối với điểm b và c, mặc dù có quy định trong luật nhưng chưa có hướng dẫn chi
tiết nên các sở không nhận hồ sơ.
IV.
Điều kiện xin cấp giấy phép lao động
Điều
kiện phía người lao động
- Người
lao động phải đủ 18 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
- Cơ quan y tế tại Việt Nam hoặc nước
ngoài cần xác nhận người lao động có đủ sức khỏe để làm việc. Giấy khám sức khỏe
là bằng chứng cho điều này.
- Người lao động không được phép đang
bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án
tích. Điều này cần được chứng minh bằng phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp cấp
(nếu đã nhập cảnh vào Việt Nam) hoặc do cơ quan nhà nước ở nước ngoài xác nhận
(nếu chưa nhập cảnh vào Việt Nam).
- Người
lao động phải là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật. Điều này có thể được chứng minh bằng
các giấy tờ như bằng cấp, xác nhận đào tạo, giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc,
chứng chỉ hành nghề, v.v. Tùy theo yêu cầu của từng vị trí, các giấy tờ chứng
minh trình độ chuyên môn và kinh nghiệm sẽ khác nhau.
Điều kiện phía người sử dụng lao động
Theo quy định tại khoản 1 điều 4 Nghị
định 152/2020/NĐ-CP: "Trước ít nhất
30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao
động (trừ nhà thầu) có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước
ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được
và báo cáo giải trình với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân
dân tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương." Điều này có nghĩa là người sử
dụng lao động phải báo cáo nhu cầu tuyển dụng người lao động nước ngoài đến cơ
quan có thẩm quyền trước ít nhất 30 ngày.
Khoản 6 điều 9 Nghị định 152 cũng quy
định rằng hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cần bao gồm "Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ
những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước
ngoài." Điều này có nghĩa là người sử dụng lao động phải có sự chấp
thuận từ Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố về việc tuyển dụng lao động nước ngoài
vào làm việc tại Việt Nam.
Tóm lại, để xin cấp giấy phép lao động
cho người lao động nước ngoài, cả người lao động và người sử dụng lao động đều
cần đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật. Người lao động cần đủ 18
tuổi, có năng lực hành vi dân sự, sức khỏe tốt, không có tiền án tiền sự, và
phù hợp với vị trí công việc. Người sử dụng lao động phải báo cáo nhu cầu tuyển
dụng lao động nước ngoài và có sự chấp thuận từ Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố
về việc tuyển dụng lao động nước ngoài vào làm việc.
V.
Hồ sơ xin cấp giấy phép lao động
Hồ sơ gồm những giấy tờ gì?
Hồ sơ xin cấp giấy phép lao động được quy định tài điều 9 Nghị định
152/2020/NĐ-CP, bao gồm các tài liệu sau đây:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động theo Mẫu số 11/PLI
- Giấy chứng
nhận sức khỏe có giá trị trong thời hạn 12 tháng
- Phiếu
lý lịch tư pháp hoặc văn bản có giá trị tương đương được cấp không quá 06
tháng;
- Văn bản,
giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ
thuật;
- 02 ảnh
màu (kích thước 4cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không
đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
- Văn bản
chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không
phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
- Bản sao
có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.
- Các giấy
tờ khác:
+ Trường hợp di chuyển trong nội bộ
doanh nghiệp: phải có văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại
hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam và
văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài đó
tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng liên tục;
+ Trường hợp người nước ngoài vào Việt
Nam để thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài
chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục,
giáo dục nghề nghiệp và y tế: phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối
tác phía Việt Nam và phía nước ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc người
lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
+ Trường hợp người nước ngoài vào Việt
Nam để cung cấp dịch vụ theo hợp đồng: phải có hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết
giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài và văn bản chứng minh người lao động
nước ngoài đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài ít nhất 02 năm;
+ Trường hợp người nước ngoài vào Việt
Nam để chào bán dịch vụ: phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao
động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;
+ Trường
hợp người nước ngoài Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc
tế tại Việt Nam: phải có văn bản của cơ quan, tổ chức cử người lao động nước
ngoài đến làm việc và giấy phép hoạt động của tổ chức đó tại Việt Nam;
Hướng dẫn chuẩn bị một số loại giấy tờ trong bộ hồ sơ
Việc chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép lao động là khâu hết sức quan
trọng, trực tiếp quyết định việc xin giấy phép có thành công hay không. Việc
chuẩn bị tài liệu bị sai sót dễ dẫn đến hồ sơ bị từ chối, từ đó phát sinh thêm
nhiều chi phí. Dưới đây là hướng dẫn chuẩn bị một số loại giấy tờ có trong hồ
sơ xin cấp giấy phép lao động.
Với lý lịch tư pháp
- Với người đang cư trú tại Việt Nam: lý lịch tư pháp sẽ do Sở
Tư pháp nơi người nước ngoài đăng ký tạm trú cấp. Lý lịch tư pháp có giá trị
trong vòng 06 tháng kể từ ngày cấp. Khi làm hồ sơ xin lý lịch tư pháp, người nước
ngoài cần xuất trình giấy khai báo tạm trú có xác nhận của công an xã/phường.
- Với người lao động đang ở nước ngoài: lý lịch tư pháp do cơ
quan có thẩm quyền tại nước ngoài cấp, có giá trị trong vòng 06 tháng kể từ
ngày cấp. Do là tài liệu của cơ quan tổ chức nước ngoài cấp, tài liệu này cần
được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng sang tiếng Việt.
Với Giấy khám sức khỏe
- Giấy khám sức khỏe có giá trị trong vòng 12 tháng từ ngày cấp;
- Giấy
khám sức khỏe do nước ngoài cấp phải ghi rõ người lao động đủ sức khỏe để làm
việc, được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng sang tiếng Việt;
- Giấy khám sức khỏe tại Việt Nam: cần được cấp bởi cơ sở y tế đủ
điều kiện khám cho người nước ngoài. Một số trường hợp hồ sơ giấy phép lao động
bị từ chối do khám ở các bệnh viện không được phép khám cho người nước ngoài.
Do đó, trước khi thực hiện việc khám sức khỏe, bạn cần trao đổi với cơ sở y tế
mục đích khám sức khỏe để đảm bảo tính hợp lệ của hồ sơ.
Với hộ chiếu nộp kèm hồ sơ
- Cần nộp bảo sao công chứng đầy đủ tất cả các trang có thông
tin trên hộ chiếu. Bản sao chỉ có trang thông tin nhân thân không được chấp nhận.
- Nếu người nước ngoài chưa nhập cảnh vào Việt Nam, việc công chứng
có thể thực hiện tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài.
Với ảnh nộp kèm hồ sơ
- Ảnh nộp
kèm hồ sơ có kích thước 4x6cm, nền trắng, không đeo kính màu, không đội mũ,
không búi tóc, chụp trong vòng 06 tháng.
Với xác nhận kinh nghiệm làm việc
- Nếu trước đó người lao động làm việc tại các công ty tại Việt
Nam: cung cấp bảo sao giấy phép lao động cũ để chứng minh;
- Nếu trước
đó người lao động làm việc tại công ty ở nước ngoài: giấy xác nhận kinh nghiệm
làm việc phải được hợp pháp hóa lãnh sự
và dịch thuật công chứng sang tiếng Việt;
- Kinh
nghiệm làm việc phải phù hợp với vị trí xin giấy phép lao động;
- Nếu có bằng đại học cần tối thiểu 03 năm kinh nghiệm làm việc,
nếu không có bằng đại học cần tối thiểu 05 năm kinh nghiệm làm việc.
Với bằng cấp, chứng chỉ đào tạo
- Ngành đào tạo phải phù hợp với vị trí xin giấy phép lao động;
- Bằng cấp,
chứng chỉ do nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công
chứng;
- Bằng thạc
sỹ, tiến sĩ có giá trị thay thế bằng đại học;
- Chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ thực hiện hoạt động chuyên môn,
kỹ thuật của nước ngoài cần được Việt Nam công nhận.
Các giấy tờ khác
VI.
Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động ở đâu?
Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động là bước quan trọng để người
nước ngoài được làm việc tại Việt Nam. Theo quy định của Nghị định 152, người nộp
hồ sơ cần gửi đề nghị cấp giấy phép lao động tại Bộ Lao động – Thương binh và
Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động dự kiến làm
việc.
Tuy nhiên, trong thực tế, quyền phân quyền đã được cấp cho các Sở
Lao động – Thương binh và Xã hội và Ban quản lý các khu công nghiệp để xử lý hồ
sơ giấy phép lao động. Vì vậy, người nộp hồ sơ có thể nộp tại Sở Lao động –
Thương binh và Xã hội hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp.
Trước khi nộp hồ sơ, người nộp cần gửi hồ sơ online qua cổng dịch
vụ công của tỉnh có địa chỉ theo dạng: dichvucong.tentinh.gov.vn. Ví dụ, cổng dịch
vụ công của TP.Hồ Chí Minh là https://dichvucong.hochiminhcity.gov.vn/vi/ và cổng
dịch vụ công của tỉnh Bình Dương là https://dichvucong.binhduong.gov.vn/.
VII. Thủ tục xin cấp giấy phép lao động
cho người nước ngoài
Bước 1: Xin công văn chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động
nước ngoài
Trước ít
nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng
lao động (trừ nhà thầu) có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động
nước ngoài đối với
từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được và gửi báo
cáo giải trình về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
Trường hợp 1: Tại thời điểm báo cáo, không có người
lao động nước ngoài nào đang làm việc tại doanh nghiệp, doanh nghiệp gửi báo
cáo theo theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định
số 152/2020/NĐ-CP
Trường hợp 2: Tại thời điểm báo cáo, doanh nghiệp
đã có sử dụng người lao động nước ngoài làm việc thì thực hiện thay đổi nhu cầu
sử dụng người lao động nước ngoài, gửi báo cáo giải trình thay đổi theo Mẫu số 02/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định
số 152/2020/NĐ-CP.
Ngoài mẫu
báo cáo theo quy định nêu trên, trường hợp người nộp hồ sơ không phải người đại
diện theo pháp luật, nộp kèm giấy giới thiệu tại Sở Lao động, Thương binh và Xã
hội hoặc Ban quản lý khu công nghiệp - khu kinh tế (trong trường hợp doanh nghiệp
có trụ sở tại KCN, KKT)
Trong thời
hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo giải trình hoặc báo cáo giải
trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài. Cơ quan có thẩm quyền
có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc sử dụng người lao động nước
ngoài đối với từng vị trí công việc.
Hướng dẫn
chi tiết thủ tục tại đường link
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép lao động
Người lao động chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép lao động như hướng dẫn
tại mục hồ sơ bài viết này.
Hồ sơ được lập thành 01 bộ.
Cần lưu ý thêm lần nữa, hồ sơ bao gồm Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài chính
là văn bản sau khi hoàn thiện thủ tục nộp báo cáo giải trình tại bước 1 của quy
trình này.
Bước 3: Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động
Trước ít
nhất 15 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại
Việt Nam, người nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động gửi đến Sở Lao động,
Thương binh và Xã hội hoặc Ban Quản lý Khu công nghiệp - Khu kinh tế nơi người
lao động nước ngoài dự kiến làm việc.
Hình thức
nộp:
- Trực tiếp: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ban quản
lý các khu công nghiệp.
- Trực tuyến: Cổng dịch vụ công của TP. Hồ Chí Minh là: https://dichvucong.hochiminhcity.gov.vn/vi/ ,Cổng dịch vụ công của tỉnh Bình
Dương là: https://dichvucong.binhduong.gov.vn/
Lưu ý:
Trước khi nộp hồ sơ bản giấy trực tiếp tại các cơ quan trên, người nộp hồ sơ phải
gửi hồ sơ online qua cổng dịch vụ công các tỉnh có dạng:
dichvucong.tentinh.gov.vn. Tại thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành khác
như tỉnh Bình Dương, Đồng Nai,... hai bước trong quy trình xin cấp giấy phép
lao động được nộp trực tuyến trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh, thành
phố. Sau khi nộp hồ sơ trực tuyến và được duyệt trả kết quả, doanh nghiệp cần nộp
lại hồ sơ giấy và nhận kết quả.
Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền xử lý hồ sơ
Trong thời
hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động,
cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi người lao động dự kiến làm việc cấp giấy
phép lao động. Trường hợp không cấp giấy phép lao động thì có văn bản trả lời
và nêu rõ lý do.
Thanh
toán lệ phí nhà nước xin cấp giấy phép lao động theo quy định tại mỗi địa
phương trước khi nhận giấy phép lao động. Ví dụ: tại thành phố Hồ Chí Minh lệ
phí nhà nước là 600.000 đồng/người.
Bước 5: Ký hợp đồng lao động và gửi thông báo đến cơ quan cấp
phép
Theo khoản
3 Điều 11 Nghị định 152, quy định như sau:
3. Trường hợp người lao động nước
ngoài làm việc theo điểm a khoản 1 Điều 2, sau khi được cấp giấy phép lao động,
người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký hợp đồng lao động bằng
văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc.
Người sử dụng lao động cần gửi hợp đồng
lao động đã ký kết đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lao động. Hợp đồng
lao động có thể là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực.
Điểm a
khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP áp dụng cho trường hợp làm việc theo hợp
đồng lao động.
Do đó, nếu
người nước ngoài làm việc theo hợp đồng lao động, sau khi được cấp giấy phép,
các bên phải ký hợp đồng lao động và gửi một bản gốc hoặc bản sao chứng thực đến
cơ quan đã cấp giấy phép để phục vụ công tác quản lý và thống kê.
Xin giấy phép lao động không chỉ với mục đích để được lao động
hợp pháp tại Việt Nam mà đồng thời đây là bước đầu cho quá trình xin thẻ tạm
trú, visa lao động cho người nước ngoài được cư trú hợp pháp tại Việt Nam dưới
hình thức lao động. Vì thế đây là một trong những thủ tục doanh nghiệp bắt buộc
phải thực hiện khi tuyển dụng, sử dụng người lao động nước ngoài.
Qua bài
viết về "Giấy phép lao động: đối tượng, điều kiện,
hồ sơ & thủ tục xin cấp"
được chúng tôi cung cấp dựa trên sự tư vấn của luật sư Trần Thị Hiền - thành
viên của LAVN LAW FIRM, chúng tôi hy vọng bạn đã nắm rõ những
bước cần thực hiện để xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài.
Luật sư
Trần Thị Hiền, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư, sở hữu trí tuệ,
công bố sản phẩm, hợp đồng, công bố mỹ phẩm, giấy phép lao động và đầu tư nước ngoài, cùng đội ngũ luật
sư chuyên nghiệp của LAVN LAW FIRM, cam kết đem đến cho bạn sự hỗ trợ tối đa
trong việc giải đáp thắc mắc và hoàn thành các thủ tục pháp lý liên quan.
Thông tin liên hệ LAVN LAW FIRM:
-
Địa chỉ: Lầu 3, Tòa nhà Lộc Thiên Ân, Số 49 Lê Quốc Hưng, phường 13, Quận 4,
TP. Hồ Chí Minh
-
Điện thoại: (028) 6261 6569
-
Email: support@lavn.com.vn
-
Hotline: 0908 265 196
- Tư vấn: Dịch vụ giấy phép lao động
Dịch vụ làm giấy phép lao động – LAVN